Du xuân đón lộc 2023

BAN TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

      HÀNH TRÌNH GIÁC NGỘ                                    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

          DU XUÂN ĐÓN LỘC                                                 Hà Nội, ngày     tháng     năm 202…

Kính gửi:…………………………………………………………………………………………….

              ………………………………………………………………………………………………

          Những ngày đầu xuân mới, trong không khí vui tươi phấn khởi của thiên nhiên đất trời, nhiều lễ hội truyền thống trên khắp đất nước bắt đầu khai hội phục vụ nhu cầu tâm linh của các tầng lớp nhân dân và cũng để đón du khách thập phương về tham quan, chiêm bái.

        Người Việt tin rằng đi lễ chùa đầu năm không đơn giản để ước nguyện mà đó còn là thời gian để mọi người tìm về với chốn tâm linh sau những năm tháng vất vả trong cuộc mưu sinh. Hòa vào dòng người đi lễ đầu xuân, trong tiết trời se se lạnh, lất phất giọt mưa xuân, ta như cảm nhận được sự giao hòa của đất trời khi vào xuân. Cửa Chùa rộng mở với tiếng chuông ngân vang cùng mùi thơm của khói hương, hoa lễ luôn làm cho tâm hồn con người thanh bình đến lạ. Họ đến chùa không chỉ để cầu may hay gột bỏ những ưu phiền, mà còn để tìm về với cội nguồn dân tộc. Tất cả những điều đó như một gam màu lấp lánh, tạo nên nét đa sắc trong bức tranh văn hóa Việt Nam.

        Hòa trong không khí hân hoan rộn ràng của mùa xuân với mong muốn mang lại sự bình an may mắn cho một năm mới tràn đầy năng lượng, Công ty CP văn hóa Phật giáo Việt Nam kết hợp cùng các Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức chương trình “ Hành trình giác ngộ – Du xuân đón lộc 2023”, tại: Chùa Hương – Chùa Tiên – Chùa Tam Chúc – Chùa Địa Tạng Phi Lai, thời gian 02 ngày 01 đêmtừ ngày 11 đến ngày 12 tháng 03 năm 2023 ( Tức ngày 20 và ngày 21 tháng 02 năm Qúy Mão). Hành trình đưa các Đại biểu, Phật tử về những nơi tâm linh ấm áp, linh thiêng dâng nén tâm hương tỏ lòng thành kính, cầu hòa bình quốc thái dân an, gia đình bình an, vạn sự cát tường.

         Với ý nghĩa tốt đẹp đó, Ban tổ chức rất mong nhận được sự quan tâm hưởng ứng tham gia của các cá nhân, Phật tử, doanh nhân, doanh nghiệp để chương trình diễn ra được thành công tốt đẹp.

    Ban tổ chức ủy quyền cho Công ty CP văn hóa Phật giáo Việt Nam là đơn vị duy nhất đứng ra ký kết hợp đồng, tiếp nhận kinh phí và đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho các đại biểu tham dự chương trình.

Xin trân trọng cảm ơn!

                                                                        

                                                                                                  TM.BAN TỔ CHỨC

                                                                                                          CÔNG TY CP VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM

                                                                                                         GIÁM ĐỐC

Đào Minh Hoan

Nơi nhận:

. Như kính gửi

. Lưu VP

 

  1. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH

                  (Ngày 11 tháng 03 đến ngày 12 tháng 03 năm 2023)

  1. NGÀY 11 THÁNG 03 NĂM 2023 (Âm lịch, Ngày 20 tháng 02 năm 2023)

             BUỔI SÁNG

  • 5h30 – 6h15: Xe của BTC đón đoàn Đại biểu tại Bảo tàng Hà Nội( Đường Phạm Hùng, Q.Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)
  • 6h15: Xe của BTC xuất phát đưa đoàn Đại biểu đi Chùa Hương ( Huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội)
  • 7h30: Đoàn có mặt tại Đền Trình – Khu di tích Chùa Hương.
  • 7h30 – 8h00: Đoàn dâng hương tại Đền Trình
  • 8h00 – 9h00: BTC đưa đoàn lên thuyền theo dòng xuối Yến Vĩ tới Chùa Thiên Trù, Đoàn làm lễ tại Chùa Thiên Trù.
  • 9h30: BTC đưa đoàn lên cáp treo Chiêm bái “ Nam thiên đệ nhất động”.
  • 11h00: Đoàn đi cáp treo di chuyển xuống bến Thiên Trù, đi thuyền quay lại Đền Trình.
  • 11h30: Đoàn nghỉ ngơi, ăn trưa tại nhà hàng do BTC sắp xếp.

               BUỔI CHIỀU

  • 13h00: BTC đưa đoàn xuất phát đi Chùa Tiên ( Mẫu Đầm Đa), tại: Huyện Lạc Thủy, T.Hòa Bình.
  • 14h30: Đoàn có mặt tại Chùa Tiên, đoàn làm lễ tại Đại hùng Bảo Điện của Chùa.
  • 15h00: BTC đưa đoàn tham quan các hang động được mệnh danh là “ Nam Thiên đệ nhị động”, một quần thể hang động đẹp như cõi bồng lai tiên cảnh.
  • 17h00: Đoàn có mặt tại xe ô tô, BTC đưa đoàn di chuyển về Chùa Tam Chúc ( H.Kim Bảng, T.Hà Nam).
  • 18h30: Đoàn ăn tối và nhận khách sạn nghỉ ngơi do BTC sắp xếp.
  1. NGÀY 12 THÁNG 03 NĂM 2023(Âm lịch, Ngày 21 tháng 02 năm 2023)

            BUỔI SÁNG

  • 6h30 – 7h30: Đoàn ăn sáng do BTC sắp xếp.
  • 8h00: Các Hòa Thượng, Thượng Tọa giảng pháp tại Đại Hùng Bảo Điện của Chùa Tam Chúc
  • 9h00 – 9h30: Lễ cầu phúc, cầu an, cầu hòa bình quốc thái dân an, dâng sớ cho đoàn.
  • 9h30 – 10h30: Đoàn tự do tham quan vãn cảnh.
  • 10h30: BTC đưa đoàn đại biểu xuống thuyền di chuyển dâng hương tại ngôi Chùa Tam Chúc cổ.
  • 11h30: Đoàn nghỉ ngơi, ăn cơm trưa do BTC sắp xếp.

             BUỔI CHIỀU

  • 13h00: BTC đưa đoàn dâng hương tại Chùa Địa Tạng Phi Lai, một ngôi Chùa cổ ngàn năm vô cùng linh thiêng.
  • 14h30: Đoàn có mặt tại Chùa Địa Tạng Phi Lai, đoàn làm lễ và tự do tham quan tại Chùa.
  • 16h00: BTC đưa đoàn Đại biểu về Hà Nội, kết thúc chương trình.
  • 18h00: Đoàn có mặt tại Hà Nội

Xin kính chúc quý Đại biểu, Phật tử thân tâm an lạc, vạn sự cát tường.

 

  1. QUYỀN LỢI CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC ĐẠI BIỂU ĐĂNG KÝ THAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH
  • Mỗi đại biểu tham dự được BTC tặng 01 áo Đạo tràng Liên Hoa và mũ trong suốt hành trình.
  • Được các Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức viết tặng cho gia đình 01 lá sớ tại mỗi điểm đến của hành trình.
  • Được BTC đưa đón bằng xe chất lượng cao, nước uống trong suốt hành trình
  • Được BTC chiêu đãi tiệc tại các nhà hàng.
  • Các món quà nguyện thỉnh trong chương trình sẽ được các Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức làm nghi lễ trì trú để tặng cho các Đại biểu.
  • GIỚI THIỆU CÁC ĐIỂM ĐẾN TRONG CHUYẾN HÀNH TRÌNH
  1. CHÙA HƯƠNG

    Lễ hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam, nằm ở Mỹ Đức, Hà Nội. Trong khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật – nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Đây là một lễ hội lớn về số lượng các phật tử tham gia hành hương. Lễ hội được tổ chức từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch.

Chùa Hương là  một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắn  liền với núi rừng, và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn, với một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo. Tạo hóa đã khéo bày đặt cho nơi đây núi non sông nước hiền hòa và rồi con người đã thổi hồn vào những điều kỳ diệu đó nó trở lên lung linh, sinh động và nhiều màu sắc. Chính điều đó đã tạo nên một nét văn hóa của dân tộc, đó là nét văn hóa tín ngưỡng đạo phật.  Đường vào chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền, cộng thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào nơi tiên cõi Phật. Con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới – hành trình leo núi. Leo núi chơi hang, chơi động. Cuộc leo núi tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp. Và sự kỳ vọng cái đẹp hẳn sẽ làm cho con người thêm phần sảng khoái tin yêu cuộc đời này hơn.

  1. CHÙA TIÊN ( MẪU ĐẦM ĐA)

Chùa Tiên – Mẫu Đầm Đa (hay còn được người dân gọi là Chùa Tiên – Đầm Đa) là một quần thể du lịch thuộc địa phận xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Trong quần thể có một ngôi chùa tên là Chùa Tiên, được Bộ văn hóa – Thông tin Việt Nam cấp bằng di tích lịch sử văn hóa tháng 9 năm 1989.Được tọa lạc dưới chân núi Tung Xê trên một khu đất bằng phẳng theo truyền thuyết Chùa tiên được xây dựng từ rất xa xưa theo lối kiến trúc nhà sàn nguyên vật liệu là tranh tre nứa lá trải qua bao thăng trầm lịch sử ngôi chùa đã bị xuống cấp. Năm 1998 ngôi chùa được trùng tu tôn tạo lại khang trang như ngày nay.
Đến dâng hương tại Chùa Tiên du khách sẽ có dịp được bày tỏ lòng thành kính lên đức phật các ước mong của mình. Để đáp ứng với nhân dân địa phương và khách thập phương về lễ phật ngày một đông ngôi chùa lại được khởi công xây mới năm 2007 với chiều dài 34m, chiều rộng 33m tổng diện tích là 1.122m2 với hệ thống tượng phật được lắp đặt thật công phu và bài trí cả một không gian rộng thật u huyền và tĩnh mịch. Chùa Tiên – Đầm Đa là một quần thể du lịch bao gồm nhiều hang động, đền chùa tuyệt đẹp bao gồm: đền Trình, đền Mẫu ( Mẫu u Cơ) và nhiều động Động                      Ông Hoàng Bảy, Động Cô Chín, Động Suối Vàng Suối Bạc, Động Cậu Bé, Động Ông Hoàng Mười, Động Cung Tiên,…. và nằm bên kia sườn dãy núi Hương Sơn Chùa Hương. Ngoài ra quần thể danh thắng Chùa Tiên là di chỉ khảo cổ học cấp quốc gia.

  1. CHÙA TAM CHÚC

Ngôi Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh, gắn liền với truyền thuyết “ Tiền lục nhạc – Hậu Thất Tinh”, theo đó, trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương có 7 ngon núi gần làng Tam Chúc. Tích xưa kể lại cả 7 ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng suốt đêm ngày. Ánh sáng lung linh từ trên cao rọi xuống một vùng rộng lớn. Dân làng gọi đó là núi thất tinh và ngôi chùa ở đây được gọi là Chùa “ Thất Tinh”.

Sau đó, có người đến núi Thất Tinh đục đẽo, hòng lấy đi 7 ngôi sao đặc biệt đó. Họ chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày khiến 4 ngôi sao bị mờ dần đi, cuối cùng cũng chỉ còn 3 ngôi sao. Vì thế Chùa “ Thất Tinh” sau này được đổi thành “ Ba sao” và thị trấn Ba Sao cũng được lấy tên gọi từ tích ấy.

  1. CHÙA ĐỊA TẠNG PHI LAI

Chùa Địa Tạng Phi Lai ( tên cổ là chùa Đùng) cách Hà Nội khoảng 70 km, có địa thế phong thủy tựa lưng vào núi, hai bên là dãy núi có hình thế tả thanh long, hữu bạch hổ với nhiều cổ vật thiêng liêng, mang tính lịch sử. Theo lời kể của những người lớn tuổi trong thôn, chùa Đùng được xây dựng vào thế kỷ 11 với quy mô hơn 100 gian. Đã có khoảng thời gian vua Trần Nghệ Tông chọn chùa Đùng làm nơi ở ẩn và vua Tự Đức cũng chọn nơi này đến cầu tự.

Tháng 12/2015, Đại đức Thích Minh Quang về tiếp nhận, tu tạo, xây dựng và đổi tên thành Địa Tạng Phi Lai, nghĩa là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát luôn luôn đến nơi này, cũng có thể không bao giờ đến nơi này. Mà nơi nào Đức Địa Tạng không quay lại nghĩa là nơi đó hóa đất Phật.

Liên hệ đăng ký tham dự chương trình: CÔNG TY CP VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Địa chỉ: Tòa nhà Lidaco, Số 19, Đường Đại Từ, P.Đại Kim, Q. Hoàng Mai, TP Hà Nội

Điện thoại liên hệ:

Vòng tay vòng gỗ Sưa
Vòng tay gỗ Sưa
Vòng Trầm hạt tròn
Vòng Trầm hạt tròn
Vòng Trầm hạt tròn
Vòng Trầm hạt tròn
Vòng Trầm hạt tròn
Vòng Trầm hạt tròn
Vòng Trầm đốt trúc
Vòng Trầm đốt trúc
Vòng Trầm đốt trúc
Vòng Trầm đốt trúc
bộ tranh tùng cúc - trúc - mai
Bộ tranh Tùng – Cúc – Trúc – Mai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *